REVIEW SÁCH: “VIỆC LÀM 12 THÁNG TRONG 12 GIỜ”

CHƯƠNG 1. THỬ THÁCH.

  • Sẽ thế nào nếu chúng ta có thể khơi thông toàn bộ năng lượng của mình, khi đó thì cuộc sống sẽ thay đổi ra sao?
  • Và sẽ thay đổi sau 6 tháng, 3 năm, 5 năm thế nào nếu mỗi ngày bạn đều làm việc hết sức mình?

“Chỉ cần làm hết những việc trong khả năng là bạn đã cảm thấy ngạc nhiên về bản thân lắm rồi: (Thomas Edison)

Chúng ta có 2 cuộc đời:

  • Cuộc đời hiện tại & Cuộc đời khả thể (có khả năng đạt được). Trong sâu thẳm mỗi người đều mong muốn đạt được và thực hiện hoá cuộc sống rộng lớn này. Nhưng cuộc đời ấy không dành cho phiên bản con người tự bằng lòng hoặc trì hoãn, hoài nghi, mà nó dành cho những người lạc quan, xuất sắc, tự tin nhất trong bạn. Đây là phiên bản với những gì ưu tú nhất, xông xáo, bắt tay hoàn thành công việc và tạo ra khác biệt, sống 1 cuộc sống đầy ý nghĩa. —> Tri thức chỉ trở thành sức mạnh khi những ý tưởng đưa vào hành động.
  • Kiến thức – Bí quyết đều có. Nhưng ai là người hành động và thực thi. Vấn đề là không phải là không biết. Vấn đề là không làm.

CHƯƠNG 2. TÁI ĐỊNH NGHĨA NĂM 

Henry Ford: “Bạn sẽ không thể tạo danh tiếng từ những gì bạn sẽ làm” Tư duy theo năm làm chúng ta nghĩ rằng còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc.

  • Chu kì vận hành theo năm khiến người ta mù quàng không nhận ra thực tế là cuộc sống này được sống bằng khoảnh khắc.
  • Khi tới gần tháng 11 và tháng 12, là thời gian chạy nước rút, mọi người ít dềnh dàng hơn. Họ vượt qua các rào chắn cản đường để hoàn thành trước khi kết thúc năm và có cảm giác thôi thúc sang năm mới.
  • Và khi sang năm mới, thì họ sẽ hi vọng năm mới sáng sủa hơn. —> Cuối năm rất phấn khích và năng suất. Vậy nếu có cảm giác tập trung và cam kết trong mọi tuần của cả năm thì hiệu quả đến ntn?

Giai đoạn hoá: Giống như chế độ luyện tập 1 kĩ năng từ 4 đến 6 tuần. Sau thời gian này, lại làm 1 kĩ năng tiếp theo. Như vậy, mỗi kĩ năng sẽ được tối ưu hoá.

Suy nghĩ —> Hành động —> Kết quả. (Hành động luôn tương ứng với tư duy ngầm ẩn của bạn). Khi thay đổi tư duy thì hành động sẽ thay đổi dựa theo mô hình tư duy mới. Và nhờ đó mà tạo ra kết quả đột phá. —> Cần có cảm giác cấp bách thôi thúc bạn và tập trung vào 1 số hoạt động cốt lõi.

—> Sẽ biết rõ đâu là việc quan trọng, việc nào là cần để làm việc mỗi ngày. VẬY 1 NĂM CHỈ CÒN LẠI 12 TUẦN. NHƯ VẬY, MỖI GIAI ĐOẠN 12 TUẦN ĐỘC LẬP, LÀ NĂM CỦA BẠN. Như vậy, sẽ đủ gần để bạn không bao giờ quên mất nó. Nó vạch ra 1 đường ngắm đủ dài để hoàn thành công việc, và đủ ngắn để tạo cảm giác cấp bách và thôi thúc hành động. (Quy luật Parkinson. – Việc sẽ giãn nở theo đúng deadline hoàn thành của nó), Như vậy càng bớt trì hoãn, chúng ta càng tập trung hơn vào việc quan trọng.

CHƯƠNG 3. KẾT NỐI CẢM XÚC

Để thành công, phải có khao khát mạnh mẽ đối với kết quả. Ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ thường bỏ qua. Nhưng thường thì những việc quan trọng lại không dễ dàng. Bí quyết sống hết tiềm năng của mình là đặt việc quan trọng lên trên sự thoải mái của bản thân. —> Duy trì tầm nhìn thuyết phục về tương lai bạn khao khát, vượt qua cả sự khao khát trước mắt, rồi điều chỉnh để thống nhất mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn với tầm nhìn dài hạn đó.

CHƯƠNG 4, LOẠI BỎ KẾ HOẠCH NĂM 

“Một tầm nhìn không có kế hoạch chẳng khác nào một giấc mơ lên trời”

  • Lên kế hoạch là khoảng thời gian làm việc năng suất nhất bạn có thể có.

CHƯƠNG 5. MỘT TUẦN MỘT LẦN 

Kết qủa dài hạn có được nhờ hành động mỗi ngày. Mặc dù chúng ta lên kế hoạch hành động trong tương lai nhưng chúng ta sẽ hành động trong ngày.

—> Phải kiểm soát hành động hơn là kiểm soát kết quả. ”Thầy bói tương lai cho bạn chuẩn nhất chính là hành động mỗi ngày của bạn”

CHƯƠNG 6. ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT 

  • Tính điểm cho phép chúng ta có đang làm tốt hay không.
  • Chỉ số thể hiện: Là kết quả – Như thu nhập, doanh số, hoa hồng, tỷ lệ % mỡ giản..
  • Chỉ số dẫn dắt: Là những hành động sinh ra kết quả. Ví dụ như số cuộc gọi chào hàng.

—> Phải kiểm soát được hành động của mình và chấm điểm cho kết quả.

  • Ghi chép lại điểm số hành động. Đo lường giúp ta đối diện với thực tế, loại bỏ các lý do biện minh.

CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN THỜI GIAN 

  • Bận rộn – phải phân biệt bận xấu và bận tốt.
  1. Phân bổ thời gian. Benjamin Franklin từng nói: “Nếu chúng ta chăm chút đến từng phút từng giờ, thì từng năm từng tháng sẽ chăm chút cho chúng ta” —> Ta phải làm gì với những việc phát sinh đột xuất — >Hãy dành 1 khoảng thời gian mỗi tuần cho những việc tối quan trọng.

3 khoảng thời gian: 3.1 Thời gian chiến lược:

  • Khoảng thời gian này kéo dài 3 tiếng mỗi tuần không gián đoạn mỗi tuần.
  • Khoảng thời gian này tập trung trí tuệ và sức sáng tạo của bạn để tạo cho những kết quả đột phá.

3.2. Thời gian bước đệm

  • Dành 30 phút mỗi ngày
  • Dành để giải quyết tất cả những việc phát sinh và có giá trị thấp, những việc vặt vãnh gom lại với nhau để tăng năng suất.

3.3. Thời gian thư giãn.

  • Dành 3 tiếng nghỉ ngơi hoàn toàn mỗi tuần và không dính dáng gì tới công việc.
  • Làm việc mà không đánh rơi tuổi trẻ. Đây là thời gian để bạn làm mới và lấy lại sinh khí của mình, để khi trở lại công việc, bạn có thể dồn nhiều tâm huyết và công sức hơn nữa.

—> Viết ra tuần làm việc lý tưởng:

  • Viết lên giấy những nhiệm vụ quan trọng và sắp xếp sao cho có thể làm được nhiều nhất.
  • Nếu bạn không thể viết tất cả công việc lên giấy, thì ko thể đưa nó vào thực tế được.

Chương 8. Trách nhiệm không phải là hậu quả.

  • Người duy nhất có thể quy kết trách nhiệm nào cho bạn chính là bạn, và để thành công phải nuôi dưỡng sự trung thực với bản thân và long can đảm để làm chủ tư duy, hành động và thành tựu của mình/
  • Chuyển từ tư duy đối phó sang năng lượng, từ thu mình trong giới hạn bạn tạo ra tới việc vươn xa tới những khả năng, đi từ sự tầm thường, tới sự xuất sắc vĩ đại.
  • Ai cũng muốn có thật nhiều quyền lợi, nhưng không muốn có trách nhiệm đi kèm. Nếu chỉ có quyền lợi mà ko có trách nhiệm, bạn sẽ không bao giờ gắn hành động của mình với kết quả, hành động như không có mục đich.

Chương 9. Lợi ích và cam kết.
”Cam kết là một hành động chứ không phải một lời nói” Bạn chỉ làm những việc mình thích khi hoàn cảnh cho phép. Nhưng khi có cam kết, bạn không có lời bào chữa nào nữa, chỉ quan tâm duy nhất tới kết quả.

4 chìa khoá để cam kết thành công:

  1. Khao khát mãnh liệt: Để hoàn thành đc 1 việc gì đó, bạn cần 1 lý do rõ ràng và hấp dẫn. Khao khát cuối cùng phải đủ ý nghĩa để vượt qua được quãng thời gian khó khăn và giữ vững sự kiên trì.
  2. Hành động then chốt: Mỗi khi có khao khát mạnh mẽ để làm điều gì đó, bạn cần xác định được hành động cốt lõi dẫn tới kết quả sau đó. —> Phải xác định đc hành động then chốt.
  3. Tính toán các chi phí: Cam kết đòi hỏi sự hi sinh. Trong bất cứ nỗ lực nào cũng có lợi ích và các phí tổn. Phí tổn bao gồm: Thời gian, tiền bạc, rủi ro, sự bất an,… Xác định được phí tốt giúp sẵn sàng đối mặt, lường trước các vấn đề và quyết định thành công xứng đáng/
  4. Hành động theo cam kết – Không theo cảm xúc.
  • Kỉ luật. Động lực là làm việc mình thích, kỉ luật – là dù không thích nhưng vẫn làm.
  • Việc không thích nhưng vẫn làm.

Chương 10. Xuất sắc trong từng khoảnh khắc.

  • Khi hiện diện ở hiện tại, suy nghĩ của bạn sáng suốt và tập trung, quyết định đến dễ dàng, và kết nối với bản thân, sẽ thấy yêu đời hơn.
  • Không thể thay đổi quá khứ, và không thể biết trước tương lai, nên khoảnh khắc hiện tại mới là nơi mà có thể tác động vào phần còn lại của cuộc đời mình. → Hãy sống cho từng khoảnh khắc và xuất sắc trong từng khoảnh khắc.
  • Câu hỏi: Khi nào nhà vô địch trở lên xuất sắc: —> Không phải là khi họ đạt được thành tích, mà họ đã quyết định làm những việc họ biết mình cần làm.

Chương 11. Mất cân bằng có chủ đích.
Steven Covey: “Chắc chắn rằng, cân bằng công việc – cuộc sống là một trong những điều khó khăn nhất mà con người hiện đại cần đối mặt” Cân bằng cuộc sống: Không phải là dành thời gian bằng nhau cho mỗi lĩnh vực, đúng hơn là :”Mất cân bằng có chủ đích”

Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu: Chia ra các mục tiêu nhỏ để hoàn thành. Trong khoảng thời gian này, bạn tập trung nhiều hơn vào sự nghiệp. Trong thời gian khác, tập trung nhiều hơn từ gia đìnhl. và bạn sẽ đạt được kết quả từ sự lựa chọn của mình.

PHẦN 2. HỢP NHẤT Chương 12. Hệ điều hành;.

Bài viết liên quan

THIÊN NGA ĐEN – KHI CUỘC SỐNG QUĂNG VÀO TA MỘT THỨ NGOÀI BẢN KẾ HOẠCH

“Thiên Nga Đen” là gì? Nó là những sự kiện cực kỳ hiếm, không ai dự đoán được, và khi...

LÀM GÌ ĐỂ GIỮ VỮNG TÂM LÝ KHI THỊ TRƯỜNG SẬP

Ai đã tham gia thị trường chứng khoán nhiều năm thì chắc cũng đều từng trải qua vài lần thị...

GIÁ LÀ THỨ BẠN PHẢI TRẢ, NHƯNG GIÁ TRỊ MỚI LÀ THỨ BẠN NHẬN ĐƯỢC

“Giá là thứ bạn phải trả, nhưng giá trị mới là thứ bạn nhận được.” Warren Buffett từng nói câu...

8 TIÊU CHUẨN CỦA MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN

Một kế hoạch tài chính toàn diện không chỉ tập trung vào việc tích lũy tài sản, mà còn phải...

“Cuốn tiếp theo” – Bài học từ Peter Drucker về sự không ngừng tiến lên

Câu chuyện này tôi học được 1 người anh rất Chất trong Cộng đồng doanh nhân (Anh Tiến Chất –...