Câu chuyện này tôi học được 1 người anh rất Chất trong Cộng đồng doanh nhân (Anh Tiến Chất – CEO chuối Homestay) mà mình đang hoạt động.
Mình đã hoạt động ở đây được 3 năm và cũng có cho mình được những câu chuyện – bài học riêng để phát triển mình.
Có những câu nói ngắn gọn nhưng khiến người ta nhớ mãi.
Và 1 trong những câu nói đó là của Peter Drucker – Một người đã 80 tuổi, viết hơn 80 cuốn sách trong suốt cuộc đời của mình. Ông đã để lại cho thế hệ chúng ta rất nhiều cuốn sách đáng học hỏi về quản trị, kinh tế, xã hội và cả tiểu thuyết.
Khi được hỏi:
“Cuốn sách nào ông tâm đắc nhất?”
Không ngần ngại, ông đáp:
“Cuốn tiếp theo.”
Điều khiến ông hào hứng nhất không phải là những gì đã qua, mà là những gì sắp tới. Câu nói tưởng chừng đơn giản ấy thực chất chứa đựng một triết lý sống đáng để suy ngẫm.
1. Đừng dừng lại quá lâu ở những gì đã qua:
Chúng ta thường hay tự hào về thành công của mình, hoặc đôi khi, mãi dằn vặt vì thất bại trong quá khứ. Nhưng Peter Drucker thì khác – ông không để mình mắc kẹt trong hào quang cũ, cũng không chìm đắm trong tiếc nuối.
Dù bạn vừa đạt được một thành tựu lớn hay vừa trải qua một thất bại cay đắng, thì điều quan trọng nhất vẫn là: “Điều tiếp theo là gì?”
Thành công hôm qua không đảm bảo thành công của ngày mai.
Thất bại hôm nay không có nghĩa là mãi mãi thất bại.
Nếu cứ mãi ôm lấy chiến thắng cũ, bạn sẽ trở thành “người hùng của ngày hôm qua”, Ngủ quên trên chiến thắng.
Nếu cứ gặm nhấm nỗi buồn, bạn sẽ “đánh mất cơ hội” – “đánh mất nghị lực và sự kiên cường” để làm lại.
2. Luôn có một mục tiêu phía trước.
Những người thành công nhất không bao giờ nghĩ rằng họ đã đến đích. Họ luôn tự hỏi:

Tôi có thể làm tốt hơn không?

Điều tiếp theo tôi muốn chinh phục là gì?
Steve Jobs từng nói: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.”. Nếu không có khát khao, không có những giấc mơ lớn, con người sẽ dần trở nên trì trệ.
Một khi dừng lại, ta sẽ thụt lùi. Bởi vậy, luôn hướng về phía trước, không ngừng đặt ra thử thách mới cho chính mình.
3. Học hỏi và đổi mới không bao giờ có điểm dừng.
Ở tuổi 80, ông không nghĩ rằng mình đã biết đủ, đã viết đủ. Ông vẫn luôn tò mò, vẫn luôn muốn viết “cuốn sách tiếp theo”.
Với ông, tri thức không có điểm dừng. Chỉ khi không ngừng học hỏi, ta mới có thể bắt kịp sự thay đổi của thế giới.

Ngày hôm nay, bạn đã học được điều gì mới?
Bạn có sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm những điều mới mẻ không?
4. Hành trình quan trọng hơn đích đến.
Chúng ta thường đặt ra những cột mốc trong cuộc đời – tốt nghiệp, thăng chức, mua nhà, đạt doanh thu tỷ đô…
Nhưng rồi sao? Khi đạt được một mục tiêu, ta sẽ cảm thấy hài lòng? Có thể, nhưng chỉ trong chốc lát.
Điều thực sự quan trọng “không phải là điểm đến, mà là hành trình”. Peter Drucker không viết sách để lập kỷ lục. Ông viết vì “niềm đam mê”, vì mong muốn đóng góp cho xã hội, vì khát khao giúp người khác phát triển. Chính những động lực ấy đã khiến ông không ngừng bước tiếp, không ngừng sáng tạo.
Nếu bạn chỉ chạy theo thành công mà không tìm thấy niềm vui trong quá trình đó, rất có thể bạn sẽ sớm cảm thấy kiệt sức. Nhưng nếu bạn làm vì đam mê, vì sự tò mò, vì mong muốn đóng góp, thì hành trình đó sẽ luôn thú vị.
Vậy, “cuốn tiếp theo” của bạn là gì?
Cùng thử đặt câu hỏi cho chính mình:

Điều gì khiến tôi hào hứng mỗi sáng thức dậy.

Tôi có đang tiến về phía trước, hay chỉ đứng yên trong vùng an toàn.
Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của tôi, tôi có hài lòng với những gì đã làm không.
Peter Drucker đã dạy chúng ta rằng mỗi ngày là một cơ hội để làm tốt hơn, để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình!
Dù bạn đang là một doanh nhân, một nhà lãnh đạo, hay chỉ đơn giản là một người đang tìm kiếm hướng đi trong cuộc sống:
Điều tuyệt vời nhất chưa phải là những gì đã qua – mà là những gì bạn sắp làm tiếp theo.
Bạn có dám trả lời giống Peter Drucker không?
Điều khiến tôi tâm đắc nhất? Chính là điều tiếp theo tôi sẽ làm.”
