Tôn Tử từng viết:
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua. Không biết người, không biết ta – trăm trận trăm bại.”
Trong tài chính cá nhân cũng vậy.
Nếu không hiểu mình, mọi công cụ, kiến thức, hay lời khuyên đều trở nên vô nghĩa.
Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều công cụ để tìm hiểu rõ hơn về bản thân: MBTI, Thần số học, DISC, tử vi, Sinh trắc, Human Design…
Nhưng bạn có thực sự hiểu:
• Tại sao bạn cứ tiêu tiền rồi lại hối tiếc?
• Tại sao bạn không thể duy trì thói quen tiết kiệm – không có sự kỷ luật?
• Tại sao bạn thấy lo lắng mỗi khi nhắc đến đầu tư?
Đơn giản vì bạn chưa thực sự dành thời gian chất lượng để kết nối với chính mình.
Vậy để hiểu chính mình? Chúng ta cần phải làm gì:
1. Dành ra 5 -10p viết nhật ký mỗi ngày, một trong đó có nội dung về tiền:
– Viết lại những suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến tiền bạc: hôm nay bạn tiêu gì? Vì sao lại mua? Cảm thấy thế nào sau khi chi tiêu?
– Cảm xúc khi bạn quyết định đầu tư cổ phiếu này – Theo phương pháp/Trường phái nào? Tại sao lại Mua nó? Bán nó?
– Hôm nay tại sao bạn lại quyết định đi mua vàng? Và rồi tiếp theo bạn định thế nào? Suy nghĩ lúc đó thế nào..?
→ Dần dần, bạn sẽ thấy mình đang bị cảm xúc hay thói quen nào chi phối.
2. Tĩnh lặng mỗi ngày:
• Ngồi hít thở sâu, quan sát cảm xúc, nhận diện nỗi lo, kỳ vọng, hoặc sự né tránh 1 việc.
→ Đây là cách để bạn tách mình khỏi vòng xoáy phản ứng tự động, để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
3. Trò chuyện cùng người bạn tin tưởng:
Hãy chia sẻ thật lòng với người thân, bạn đời, hoặc 1 người thầy bạn tin tưởng… về những điều bạn đang đối mặt trong tài chính.
→ Bạn sẽ nhận được phản chiếu chân thành và đôi khi, là những góc nhìn bạn chưa từng nghĩ tới.
Tài chính không chỉ là con số – mà là phản ánh nội tâm.
Muốn quản tiền tốt, trước hết phải quản được chính mình.
Muốn làm chủ dòng tiền, trước hết phải hiểu được bản thân, phải biết mình muốn gì, cần gì!

